LAMRIM: 365 Ngày Thiền Quán Đường Tu Giác Ngộ

Lamrim là thuốc chữa lành bệnh điên đảo của tâm

#NGÀY 211 — KHÔNG BIẾT KHỔ LÀ GÌ THÌ KHÔNG THỂ NÀO BẮT ĐẦU DIỆT KHỔ  — LAMA ZOPA RINPOCHE

§ Tứ diệu đế là giáo pháp đầu tiên do đấng Bổn Sư Thích ca mâu ni Phật thuyết giảng sau khi thành đạo. Thứ nhất là sự thật về khổ, gọi là Khổ đế: Phật bảo đây là điều cần phải hiểu. Thứ hai là sự thật về nguyên nhân của khổ, gọi là Tập đế: Phật bảo đây là điều cần phải bỏ, phải buông. Thứ ba là sự diệt khổ, gọi là Diệt đế. Đây là điều cần thực hiện nhờ vào chân lý thứ tư, là con đường dẫn đến sự diệt khổ, gọi là Đạo đế, là điều cần phải tu. Qua giáo pháp trọng yếu này, đức Phật trình bày trọn đường tu Phật pháp, bắt đầu từ chỗ chúng ta đang đứng trong hiện tại cho đến quả chứng ngộ được gọi là giải thoát.

§ Muốn buông khổ thì phải hiểu khổ là gì và phải biết thứ gì là nguyên nhân của khổ. Bác sĩ cho thuốc mà không giải thích chúng ta bị bệnh gì, thì chúng ta sẽ không thấy mình cần phải uống thuốc. Vì vậy đức Phật giải thích về khổ trước, tiếp theo giải thích về nguyên nhân của khổ.  Biết được mình khổ ra sao và biết tại sao khổ, chúng ta sẽ thắc mắc không biết khổ này có chữa được hay không. Đây là đế thứ ba: sự thật là chúng ta có thể tận diệt mọi khổ đau, thật sự được tự do, được giải thoát. Biết thế rồi chúng ta sẽ hăng hái muốn tìm thuốc chữa, đó là sự thật thứ tư, là sự thật về con đường giác ngộ, gọi là đạo đế, là trọn chánh pháp, lối thoát khổ đau.

§ Phật thấy được điều chúng ta cần trước tiên là hiểu được tầm vóc của khổ đau mà mình đang phải chịu để có được ý chí muốn thoát khổ. Phải vậy mới có đủ năng lực làm tất cả những gì cần làm để vượt thoát khổ đau.

  • # Giáo pháp về Tứ diệu đế của Phật trình bày trọn đường tu
  • # Biết mình bệnh gì và vì sao bệnh thì sẽ hăng hái tìm thuốc chữa
  • # Phật thấy trước tiên chúng ta cần hiểu được tầm vóc của khổ đau mà mình đang phải chịu

! KHỔ LUÂN HỒI [3]

Bài Lamrim lướt quán đọc hàng ngày:

đỌC TIẾP:

  • CHỌN THEO NGÀY
    • Nhấn số bên dưới để chọn ngày
image_pdfimage_print