GỌI THẦY TỪ CHỐN XA – BÀI NGẮN (Để Tụng)

Tác giả: Đại Sư Rongphu Sanggye (Ngawang Tenzin Norbu, 1867–1940/42) (Lama Zopa Rinpoche nghĩ có lẽ đây là tác giả của bài này, cũng là bổn sư của đức Kyabje Trulshik Rinpoche)
Hồng Như chuyển Việt ngữ, 2006, dịch lại 2020. Bản tiếng Việt này đặc biệt dùng để tụng chung với tiếng Tạng, xin mở video dưới đây.


Sư cô Dechen tụng (tiếng Tạng) với Lama Zopa Rinpoche:


LA MA KHYEN
Thầy ơi, nhớ nghĩ đến con,
LA MA KHYEN
Thầy ơi, nhớ nghĩ đến con,
LA MA KHYEN
Thầy ơi, nhớ nghĩ đến con,

IMG_2312_tayThay

MA RIG MÜN SEL PÄL DÄN LA MA / THAR PÄI LAM TÖN PÄL DÄN LA MA
Đạo sư uy đức, xua bóng mê muội; / Đạo sư uy đức, giải thoát khai đường;
KHOR WÄI CHU DRÖL PÄL DÄN LA MA / DUG NGÄI NÄ SEL PÄL DÄN LA MA
Đạo sư uy đức, cứu thoát luân hồi; / Đạo sư uy đức, tan khổ năm độc;
YI ZHIN NOR BU PÄL DÄN LA MA / KYE LA SÖL DEB JIN GYI LOB SHIG
Đạo sư uy đức, như ý châu ngọc / Lòng con khẩn thiết xin hãy gia trì.
MI TAG CHI WA NYING NÄ DREN PA / PÄL DÄN LA MÄ JIN GYI LOB SHIG
Để tim này nhớ chết nhớ vô thường, / Đạo sư uy nghi, xin hãy gia trì.
GÖ ME LO NA GYU LA KYE PA / PÄL DÄN LA MÄ JIN GYI LOB SHIG
Để tâm này biết tri túc thiểu dục / Đạo sư uy nghi, xin hãy gia trì.
EN PAR TSE CHIG DRUB LA NÄ PA / PÄL DÄN LA MÄ JIN GYI LOB SHIG
Để tâm này trú nơi chốn thanh tịnh / Đạo sư uy nghi, xin hãy gia trì.
DRUB LA BAR CHHÄ GANG YANG ME PA / PÄL DÄN LA MÄ JIN GYI LOB SHIG
Để xa mọi chướng trong pháp tu hành / Đạo sư uy nghi, xin hãy gia trì.
THRÜL ME NÄ LUG TA WA TOG PA / PÄL DÄN LA MÄ JIN GYI LOB SHIG
Để con kiến tánh thoát hết mê lầm / Đạo sư uy nghi, xin hãy gia trì.
KYEN NGÄN THAM CHÄ DROG SU CHHAR WA / PÄL DÄN LA MÄ JIN GYI LOB SHIG
Nghịch duyên nghịch chướng thành chốn nương dựa / Đạo sư uy nghi, xin hãy gia trì
DAG ZHÄN DÖN NYI LHÜN GYI DRUB PA / PÄL DÄN LA MÄ JIN GYI LOB SHIG
Ngã tha lợi ích tự nhiên viên thành / Đạo sư uy nghi, xin hãy gia trì.
DA TA NYUR DU JIN GYI LOB SHIG / NYUR WA NYUR DU JIN GYI LOB SHIG
Liền ngay lập tức xin hãy gia trì. / Liền nhanh thật nhanh, xin hãy gia trì.
DÄN THOG DIR RU JIN GYI LOB SHIG / THÜN THOG DIR RU JIN GYI LOB SHIG
Liền ngay tại chỗ, xin hãy gia trì / Liền khóa thiền đây, xin hãy gia trì.


Sau khi tụng xong bài Gọi Thầy Từ Chốn Xa (dài hoặc ngắn) thích bài thỉnh Ân sư nào thì tụng bài đó, ví dụ như:

PÄL DÄN LA MÄI NAM PAR THAR PA LA
May I not give rise to heresy even for a second
Nguyện con không hoài nghi, / dù chỉ trong phút giây,

KÄ CHIG TSAM YANG LOG TA MI KYE SHING
In regard to the actions of the glorious Guru.
Việc làm thật bao la / của Ân sư uy đức

CHI DZÄ LEG PAR THONG WÄI MÖ GÜ KYI
May I see whatever actions are done as pure.
Thấy mọi việc Thầy làm / đều nhiệm mầu thanh tịnh

LA MÄI JIN LAB SEM LA JUG PAR SHOG
With this devotion, may I receive the Guru’s blessings in my heart.
Nhờ đó lực gia trì / của Thầy luôn chan chứa / trong tận đáy tim con.


Then recite the following verse and meditate on the Guru entering your heart.
Đọc tiếp phần sau đây, quán tưởng Thầy về tim

དཔལ་ལྡན་རྩ་བའི་བླ་མ་རིན་པོ་ཆེ ། །
PÄL DÄN TSA WÄI LA MA RIN PO CHHE
Magnificent and precious root Guru,
Thỉnh Bổn sư uy đức
བདག་གི་སྙིང་ཁར་པདྨའི་སྟེང་བཞུགས་ལ ། །
DAG GI NYING KHAR PÄ MÄI TENG ZHUG LA
Please sit on the lotus and moon at my heart
về trụ tòa sen nguyệt / ngay giữa trái tim con
བཀའ་དྲིན་ཆེན་པོའི་སྒོ་ནས་རྗེས་བཟུང་སྟེ ། །
KA DRIN CHHEN PÖI GO NÄ JE ZUNG TE
Guide me with your great kindness,
Xin dẫn dắt con đi bằng tình thương rộng lớn,
སྐུ་གསུང་ཐུགས་ཀྱི་དངོས་གྲུབ་སྩལ་དུ་གསོལ ། །
KU SUNG THUG KYI NGÖ DRUB TSÄL DU SÖL
And grant me the realizations of your holy body, speech, and mind.
Cho con mọi thành tựu thân khẩu ý của Thầy.


Xuất xứ:

GỌI THẦY TỪ CHỐN XA (BẢN NGẮN) Calling the Guru from Afar (abbreviated version) (Bla ma rgyang ‘bod):  Nguyên văn Tạng ngữ: Xuất xứ không ghi rõ. Lama Zopa Rinpoche nghĩ rằng tác giả có lẽ là bổn sư của đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Đại Sư Rongphu Sanggye (Ngawang Tenzin Norbu, 1867–1940/42). Bản tiếng Anh do Lama Zopa Rinpoche chuyển ngữ, 1985. Ven. Thubten Dondrub đánh máy và chỉnh sửa. Hai bài kệ đi sau chánh văn bài tụng cũng do Lama Zopa Rinpoche chuyển ngữ. Chỉnh sửa nhẹ bởi Ven. Constance Miller. Soát lại tháng 01 năm 2003 bởi Kendall Magnussen, Ban Giáo Dục FPMT. Soát lại nhanh với bản Tạng ngữ bởi Ven. Joan Nicell, Ban Dịch Thuật FPMT, 2015. Lời ghi xuất xứ bản tiếng Anh này được cập nhập vào tháng 6 năm 2016. Bản tiếng Việt Hồng Như Thupten Munsel chuyển Việt ngữ từ Anh ngữ FPMT Prayer Book Vol.1 2006, dịch lại 2020 cho tuyển tập FPMT Tụng Niệm Nhập Thất, ấn bản tiếng Việt năm 2020.




Nguyện Trường Thọ: Lab Kyabgon Rinpoche

 Long Life Prayer for Lab Kyabgon Rinpoche – 
Tác giả (Author): Đức Dalai Lama XIV –
Ngôn ngữ (Languages): Tạng Âm – Việt – English –
English translation: Noel Maddocks –
Việt ngữ: Hồng Như Thubten Munsel – bản dịch 2007.

1. GE LEK TSEN PEY PEI JE JIK PEY KU
THA YE DUL CHA TSEM ZAY DRUG CHU SUM
DEN NYE SHI JA JEE ZHIN ZIG PEE THK
CHAM DEN TSE PA MAE CHI GE LEK TSUL
Please grant me all virtue and goodness of the Buddha
Who overcame limitless delusions and attained countless qualities
Who magnificent body adorned with the marks and signs of virtue and goodness
Whose sixty qualities of speech satisfies the minds of numberless disciples
Whose mind cognizes everything to be understood regarding the two truths
Xin ban tánh đức / của đấng Phật Đà: / là bậc đã diệt / vô lượng vọng tâm; / và đã thành tựu / vô lượng thiện đức; / sắc thân mang đủ / tướng hảo chánh phụ; / diệu âm viên mãn / sáu mươi đặc tính, / thỏa thuê tâm trí / vô số đệ tử; / và tâm thấu rõ / về hai chân lý.

2. THUB TEN ZEN LA MEN PEY THU DRUG PA
KHI TSUM YON TEN PAL YON TAM PEY ZAY
GON MAE DRO NANG CHANG DRO LANG PO CHAY
TRI KEE JET SUN LA MA SAB TEN SHUG
Masterful, serene, adorned with pure and excellent qualities
Through the power of aspiration to be a holder of the conquerors teachings
O Lord of Lamas, learned Teacher of protectorless beings on the great path of freedom, Enlightenment; please live long.
Uy nghi, an định, / đầy đủ tánh hạnh / thanh tịnh tuyệt hảo. / Thầy đã từng phát / đại nguyện chấp trì / chánh pháp chư Phật, / Hỡi đấng Pháp Vương / của mọi đạo sư, / bậc thầy thông tuệ / của những đứa con / không chốn chở che / trên con đường tu / giải thoát, niết bàn, / xin Thầy trường thọ.

3. SA KYA SANG GYE DO JUK GYA TSO TEN
CHI SHIN ZIG NEE TSE WOE DANG LA KHEE
NYI DU TEN PAY SU SER NGAK WOE PEE
NYI DEN CHI TRUL CHOG TER SHAB TEN SHOG
Having realized the entire meaning of the ocean of Sutra and Tantra,
the teachings of the Lion of the Shakyas
Expert in the instructions on love and compassion
And the definite meanings; so worthy of praise in
Spreading the teachings in this degenerate age
O supreme emanation being, please live long.
Thầy đã chứng ngộ / toàn bộ biển rộng / hiển tông, mật tông, / giáo pháp của đấng / sư tử họ Thích, / khéo léo thuyết giảng / về lòng từ bi / cùng nghĩa cứu cánh, / làm rạng chánh pháp / trong thời mạt pháp, / Hỡi đấng hóa thân / tối thượng nhiệm mầu, / xin Thầy trường thọ.

4. THU SAM GAM PEE ZO PA THAT CHEN NAE
LUNG TOK TEN PAY GYAN TSEN CHOG DU THAR
DREN LA NYIN DANG SHU, PA YONG DRAL WAE
TEN DROL PAL YEN CHEN PO SHAB TEN SHUG
Having completed all training in learning, comtemplation and meditation
And become for every time and place the lofted victory banner of scriptural and realization teachings
O master utterly free of being crest fallen or discouraged
O wonderfully qualified of beings, please live long
Thầy đã toàn thành / pháp Văn Tư Tu, / ở đâu, lúc nào, / vẫn luôn là ngọn / tràng phang chánh pháp / bao gồm đầy đủ / thuyết giảng, thành tựu, / hỡi đấng đạo sư / không còn thoái chuyển, / không hề nản chí, / tánh đức nhiệm mầu, / xin Thầy trường thọ.

5. CHOG SUM CHI TONG WANG CHEN TLAK PEY LHA
KA DUK SUNG MA CHI PEY DEN CHENG DANG
DA CHAK MOO PEY SO WAR TAK PEY THUL
MEN PEY DE ZUNG YE ZHIM DRUG PA SHOG
Through the blessings of the truth of the Three Jewels in general
And especially through the peerless powerful deity [Heyagriva]
Together with all protectors charged with supporting the Buddhas Word
And through our own faith and the power of our requests
May we accomplish whatever we wish for, the positive fruits of our aspiration.
Nay nguyện nương vào / năng lực chân lý / ở nơi Tam Bảo;
năng lực vô song / nơi đấng Bổn Tôn [Hayagriva] / cùng chư Hộ Pháp;
năng lực tín tâm, / năng lực thỉnh nguyện / nguyện mọi lời nguyện / đều được như ý / đều thành thiện quả.

 


 




Nguyện Kirti Tsenshab Rinpoche Sớm Ngày Trở Lại

–  Kirti Tsenshab Rinpoche’s Long Life Prayer

Kirty Tsenshab Rinpoche

TIẾNG TRỐNG ĐẠI BI HÙNG HỒN THỈNH CẦU LỰC GIA TRÌ TỪ HÓA THÂN SỚM TRỞ LẠI CỦA BẬC THIỆN TRI THỨC KIRTI TSENSHAB RINPOCHE

 

Cảnh giới đại từ bi
Của chư Phật ba thời;
Đức Hộ Phật từ bi
Du hí hiển lộ đủ
Mọi tướng hảo chính phụ;
Kho tàng tâm đại bi
Hành trình đầy may mắn
Của chúng sinh Xứ Tuyết;
Xin gia trì hộ niệm
Cho lời nguyện nơi đây
Tức thì thành sự thật

Với trí giác thông tuệ
Thâm sâu và vô úy,
Với tiếng lời hùng biện
Của Phật Pháp vi diệu
Tỏa rộng bao con sóng
Dịu êm như nụ cười,
Thầy là thiện tri thức
Là đại dương ngát rộng,
Là người con thương tiếc
Sâu tận đáy lòng con.

Hồi tưởng bao thiện đức
Thân ngữ ý nhiệm mầu
[Của đạo sư tôn kính],
Trong túng quẩn khốn cùng
Con nhất tâm thỉnh nguyện:
Kính xin Thầy che chở
Giữ gìn cho chúng con
Suốt mọi kiếp về sau,
Đừng bao giờ tuột khỏi
Vòng đại bi của Thầy.

Than ôi, nếu chúng con
Mất đi thiện tri thức,
Là nơi chốn qui y
Và chở che duy nhất,
Vậy giáo pháp của đấng
Đại Cứu Độ từ hòa
Lama Tông Khách Ba
Sẽ dần dần mai một,
Hạnh phúc của chúng sinh
Sẽ dần dần tối ám
Như mặt trời bóng ngã.
Kính xin Thầy quay về
Giải tỏa mối hiểm họa
Bi thương khẩn thiết này.

Sau một thời gian dài
Thầy hành trì nghiêm mật,
Rồi gánh lấy trọng trách
Thi triển mọi thiện hạnh,
Cùng trọng trách gánh vác
Tất cả mọi chúng sinh,
Và rồi Thầy toàn thành
Trọn vẹn mọi khả năng
Của trí giác nhiệm mầu.
Thế nhưng Thầy có hiểu
Nỗi bàng hoàng tuyệt vọng
Trong lòng con hôm nay?

Vì lẽ chúng con đây,
Những đứa con tối ám
Cứng đầu và cứng cổ,
Bị bỏ trong chốn vắng
Tuyệt vọng và bơ vơ,
Sao Thầy có thể vui
Cõi an lạc niết bàn!
Nay năm thứ vẩn đục
Ứ đầy và nổ tung,
Bây giờ chính là lúc
Chúng con đặc biệt cần
Thầy thương tưởng chúng con,
Khoát áo giáp tinh tấn.
Vì đó là đại nguyện
Của những bậc Đại Hùng
Trưởng tử Phật Thế Tôn
Kính xin Thầy mau chóng
Hiển lộ thêm lần nữa
Gương mặt đấng hóa thân.

Đã đến thời kỳ cuối
Phật Pháp cạn năm trăm*
Hầu hết bậc giác ngộ
Khi xưa vì đại nguyện
Mà đi vào cõi thế,
Bây giờ đã lần lượt
Nhập vào cõi pháp thân.
Chúng con như chim non
Tội nghiệp chưa ra ràng
Rớt lại ở phía sau
Bơ vơ và thiếu thốn.

Kính xin Thầy nhớ lại
Hạnh nguyện phát trong tâm
Để gánh vác giữ gìn
Ngọn đèn chánh pháp của
Vùng Rongchen-Amdo.
Đấng hóa thân tối thượng
Gương mặt rạng nụ cười
Bậc tạo nên ánh ngày
Như mặt trời chớm mọc
Nhanh chóng hiện ra đây
Không phút giây chậm trễ.

Không đánh mất thiện đức
Tu đạt qua nhiều đời;
Nụ cười như ánh trăng
Trong thanh và dịu mát
Của lời giảng, thành tựu;
Thiện tri thức duy nhất
Thuần dưỡng đóa Kuni
Của chánh pháp của Phật;
Nguyện vầng trăng thanh xuân
Của hóa thân của Thầy
Đích thực không thể lầm
Ngay tức thì hiển lộ.

Thầy là bậc giữ gìn
Ý nghĩa chữ Lama,
Thầy là người canh giữ
Chánh pháp của Phật đà,
Là bậc luôn lắng nghe
Tất cả lời khẩn nguyện,
Đấng Chiến Thắng Đại Hùng,
Đấng Hộ Pháp Đại Lực,
Kính xin Thầy thúc đẩy
Cho hóa thân của Thầy
Đích thực không thể lầm
Ngay tức thì hiển lộ.

Tóm lại, xin nương vào
Năng lực của duyên sinh
Đến từ nguồn tín tâm
Của đông đảo đệ tử,
Cùng với lực gia trì
Của các bậc Hộ Pháp
Như viên ngọc như ý
Nguyện cho mọi lời nguyện
Không sai sót mảy may
Tức thì thành sự thật.

* “cạn năm trăm”:  giai đoạn cuối của thời kỳ năm trăm năm cuối cùng của Phật Pháp (người dịch việt ngữ ghi chú)

Lời Ghi Xuất Xứ

Xuất Xứ Nguyên Văn Tạng Ngữ: Tôi, đệ tử mang tên hóa thân Thashel Kirti, Lozang Tenzin, có nghe rằng vào tuổi tám mươi mốt, đấng hóa thân của bậc đại thiện tri thức Tsatrug Geshe Tsang, thủ ngôi dòng truyền thừa Near Instruction, đại sư trụ trì Vajradhara Jetsun Lozang Jigme Damcho Pel Sangpo, lâm trọng bịnh thị tịch, nên trong lòng thôi thúc viết nên lời thỉnh nguyện mang tựa đề Tiếng Trống Đại Bi Thỉnh Cầu Năng Lực Gia Trì Từ Hóa Thân Sớm Trở Lại Của Bậc Đại Thiện Tri Thức KIRTI TSENSHAB RINPOCHE. Nguyện lời nguyện thanh tịnh không thể tranh cãi này, hướng về Tam Bảo nói chung và hướng về đức Tối Thượng Đại Từ Bi nói riêng, được thành tựu đúng như đã nguyện.
Viết tại Bồ Đề Đạo Tràng, Sublime Realm vào ngày mười lăm tháng chín năm 2006.

Xuất Xứ Bản dịch Anh Ngữ: Đấng Hộ Pháp tận tụy, Alak Rinpoche, thị giả của đại sư Kyabje Kirti Tsenshab Rinpoche vô cùng quí hiếm được nghe tên, hiện thân từ hòa hơn cả Chư Phật ba thời, và dịch giả Voula, người đã cống hiến nhiều năm dài cho Đại sư, đã yêu cầu tôi, Mickey Mouse Thubten Zopa, dịch ra Anh ngữ Bài Thỉnh Nguyện này. Với sự giúp đỡ của tỷ kheo ni Jane, tỷ kheo Tenzin Namdak và Ross Moore, tôi đã bằng trọn lòng kính ngưỡng dịch đúng theo như vậy. Nhờ vào công đức này, nguyện chúng sinh trong toàn cõi thế gian sớm gặp lại đấng Hóa Thân Với Khuôn Mặt Rạng Cười Không Thể Nhận Lầm, sớm ngày vui trong suối cam lồ chánh pháp của Kyabje Rinpoche, mau chóng thành tựu giác ngộ viên mãn.
Tu Viện Sera Je, Nam Ấn, 01/2007.

Xuất Xứ Bản Dịch Việt Ngữ: Đệ tử Hồng Như chuyển Việt ngữ. Mọi sai sót là của người dịch, mọi công đức xin hồi hướng chúng sinh, nhất là hồi hướng cho Phật tử Việt Nam tạo đủ thiện duyên để đời này kiếp sau mãi mãi được Thầy Kirti Tsenshab Rinpoche cùng các bậc chân sư trực tiếp nắm tay dẫn dắt cho đến tận quả vị Phật.
Bản dịch có hiệu đính, Sydney, ngày 20 tháng 1 năm 2007.


THE PERSUASIVE DRUM SOUND
OF THE SPHERE OF GREAT COMPASSION
INVOKING THE BLESSINGS OF THE QUICK RETURN
OF THE INCARNATION OF THE GREAT VIRTUOUS FRIEND
KIRTI TSENSHAB RINPOCHE

Realm of compassion of all Victorious Ones of the three times
Compassionate deity playfully manifesting the major and minor marks
Treasure of compassion, fortunate destiny of the migrators of the Land of Snow,
Please enable the accomplishment of these pure prayers.

Profound, fearless intelligence of pure wisdom
Eloquent speech of the sublime Dharma
Spreading like a smiling garland of gentle waves
Treasure filled with a wealthy abundance of instructions
The virtuous friend, the great ocean
You are the one I miss from the heart.

Recollecting all qualities of your Holy Body, Speech and Mind
In distress I single-pointedly request:
Please, our Protector, in all lifetimes
Never let us slip from the lasso of your compassion.

Alas! Lacking the virtuous friend who is the sole Refuge
The teachings of the tender Savior, Lama Tsong Khapa will end.
Migratory beings’ happiness will darken like shadows of a setting sun.
Therefore you must come to relieve this sad and urgent plight.

Training over an extensive period of time
You took responsibility for performing the great activities
Of the Buddha’s Teachings as well as those of transmigratory beings,
And generated completely the full capacity of the Holy Mind.
Yet do you comprehend the nature of our devastation?

For we, the ignorant thick-skulled ones, are abandoned to a forlorn place
While you enjoy the spheres of bliss and peace!
In this period when five degenerations’ faults gather and explode
It is now especially critical that you adopt the armor of zeal.
Since this is the promise of the Heroic Sons of the Victorious One
Quickly reveal again the Emanation Body’s Holy Face.

Already the time of the Buddha’s teachings has reached the end of the five-hundred.
Almost all the Great Holy Beings who could wishfully descend to this world have departed to the Sphere of Peace (Dharmakaya).
We, pitiful fledglings, find ourselves left behind – bereft and alone.

Please recall the commitment generated in your Holy Mind:
To assume responsibility to uphold the Lamp of the teachings of the land of Rongchen (region of Amdo).
Smiling face of the Supreme emanation, the creator of day,
Like the rising sun come quickly without delay.

Not degenerating qualities acquired across lifetime’s trainings
The smile of the white cooling moon of explanation and attainment
Our only friend who cultivates the Kunu (flower) of the Victorious One’s teachings
May the youthful moon of your unmistaken manifestation immediately appear.

Protectors of the words of the Lamas
Guardians of the Buddha’s teachings
Special watchers over what has been requested
Great Victorious Active Heroes
And all Powerful Protectors
Please impel the unmistaken incarnation to arise.

In short, by the power of the incontrovertible dependent arising
Of the students’ fervent faith,
Together with blessings of the Protectors of the Three Sublime Ones,
Like a wish-fulfilling jewel may our prayers without exception
be instantaneously accomplished.

Colophon
I, the student disciple bearing the name of the incarnated Thashel Kirti, Lozang Tenzin, having heard that at the age of eighty one the incarnation of the Great Virtuous Friend Tsatrug Geshe Tsang, the Holder of the Lineage of the Near Instruction, the Great Abbot Vajradhara Jetsun Lozang Jigme Damcho Pel Sangpo had seriously ailed and Gone Beyond, felt impelled to compose this requesting prayer titled The Persuasive Drum Sound of the Sphere of Great Compassion invoking the blessings of the Quick Return of the incarnation of the great virtuous friend Kirti Tsenshab Rinpoche. May my incontrovertible pure prayers to the Three Supreme Ones in general and to the Supreme Arya the Great Compassionate One in particular, be accomplished as here expressed.
It was written in the village of the Sublime realm of Bodhgaya on the 15th of the ninth month 2006.

The most devoted protector, Alak Rinpoche, attendent of Kyabje Kirti Tsenshab Rinpoche whose name is extremely rare to mention and who is the embodiment of and kinder than the Buddhas of the Three Times, and the Translator Voula who offered him so many years of service requested me, the Mickey Mouse , Thubten Zopa to translate this Requesting Prayer. With the help of the Venerable Nun Jane, Venerable Tenzin Namdak and Ross Moore I have done so with devotion. Due to the merits may all sentient beings of this world be able to soon see the Smiling Face of the Unmistaken Incarnation, and enjoy again the nectar of Kyabje Rinpoche’s teachings, in order to achieve Enlightenment as quickly as possible.
Sera Je Monastery, South India, January 2007.


 




Jamgon Kongtrul đời thứ 1: GỌI THẦY TỪ CHỐN XA

– English Title: A Prayer Calling the Lama from Afar – (Not available on this website) –
Tựa đề tiếng Tạng: ༄༅།།བླ་མ་རྒྱང་འབོད་ཀྱི་གསོལ་འདེབས་མོས་གུས་སྙིང་གི་གཟེར་འདེབས་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ།། –
Tác luận (Author): Jamgon Kongtrul đời thứ nhất Lodro Thayé –
Việt ngữ: Hồng Như – Bản dịch hiệu đính tháng 7/2015.
Điều kiện hành trì: Pháp phổ thông, mọi người đều có thể đọc tụng.

Đọc Nguyên Văn Tiếng Tạng: << Tạng Ngữ >>

GỌI THẦY TỪ CHỐN XA
Nhớ Thầy Tha Thiết Tâm Can

Nam mô Gurube. Gọi Thầy Từ Chốn Xa là bài tụng mọi người đều biết. Then chốt để thỉnh lực gia trì là tâm hướng đạo sư phát xuất từ lòng chân thành sám hối lối cũ, buông xả sinh tử luân hồi. Tâm hướng đạo sư này không chỉ là lời nói đầu môi mà phải phát xuất từ tận đáy lòng, từ trong xương tủy, với niềm tin xác quyết rằng ngoài Đạo Sư ra, vốn không có Phật nào khác. Với niềm tự tín tròn đầy như vậy, chúng con tụng rằng:

Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con. /
Bổn sư từ hòa, xin nghĩ đến con. //

(I.1.) Thầy là tinh túy của Phật ba thời,/
cội nguồn chánh pháp, kinh điển, thành tựu /
Là bậc thượng thủ Tăng đoàn tôn quí,/
bổn sư từ hòa, xin nghĩ đến con. //

(I.2.) Thầy là kho tàng gia trì, đại bi, /
là cội nguồn của hai loại thành tựu, /
Thiện hạnh của Phật, ban sự như ý, /
bổn sư từ hòa, xin nghĩ đến con.//

(I.3.) Thầy A Di Đà, xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con từ cõi Pháp thân, thoát mọi đối đãi /
Chúng con là kẻ / trầm luân sinh tử / chỉ vì nghiệp ác, /
xin Thầy cho con / vãng sinh về cõi / Cực Lạc của Thầy. //

(I.4.) Thầy Quan Thế Âm, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi Báo thân / rạng ngời trong sáng /
Quét sạch khổ đau / sáu loại chúng sanh, /
chuyển hóa toàn bộ / ba cõi luân hồi.//

(I.5.) Thầy Liên Hoa Sanh, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ đóa sen sáng / của Nga Yab Ling /
Trong thời tối ám, / Thầy vì từ bi / mà mau hộ trì / cho chúng đệ tử / ở xứ Tây Tạng, / những kẻ khốn cùng / không chốn chở che.//

(I.6.) Đức Yeshe Tsogyal /, xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ chốn đại lạc / của Đà kì ni /
Dẫn dắt chúng con, / kẻ phạm ác nghiệp, / vượt biển luân hồi, /
đạt đến thành trì / vĩ đại giải thoát. //

(I.7.) Chư tổ các dòng / nhĩ truyền, tàng truyền, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi trí giác / hợp nhất hiện – không. /
Phá tan ngục tối / của vọng tâm này, /
cho rạng ánh ngày / mặt trời thành tựu.//

(I.8.) Đấng Nhất Thiết Trí / Drime Ozer, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / ngũ quang bản nhiên
Giúp con viên thành / hoạt dụng của tâm, / bản lai thanh tịnh, /
Đạt bốn giai đoạn / a tì du già.//

(I.9.) Đức A ti sa / cùng bậc trưởng tử, / không ai sánh bằng, /
từ giữa trăm đấng / bổn tôn Đâu Xuất / mà nhìn chúng con /
Cho trong tâm con / sinh tâm bồ đề, /
tinh túy tánh không, / cùng tâm đại bi. //

(I.10.) Đại thành tựu giả / Marpa, Mila, / cùng Gampopa, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / đại lạc kim cang /
Giúp cho chúng con / đạt Đại Thủ Ấn / lạc-không hợp nhất, /
thức tỉnh Pháp thân / ngay giữa trái tim.//

(I.11.) Bậc ngự cõi thế, / đức Karmapa, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / chúng sinh vô biên / đều đã viên thành. /
Giúp con chứng biết / vạn pháp như huyễn, / không chút tự tánh; /
chính từ nơi tâm / và tướng của tâm / hiện ba thân Phật.//

(I.12.) Chư tổ Kagyu, / bốn chánh, tám phụ / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / thanh tịnh bản nhiên. /
Quét sạch mê lầm / ở nơi bốn cảnh, /
cho con viên thành / kinh nghiệm, thành tựu.//

(I.13.) Năm đấng sơ tổ / dòng tu Sakya, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cảnh bất nhị / luân hồi niết bàn /
Giúp con hợp nhất / ba pháp thanh tịnh: / tri kiến, thiền, hành /
Đưa chúng con vào / đường tu tối thượng / mật thừa kim cang.//

(I.14.) Chư tổ Shangpa / Kagyu vô song, /  xin nghĩ đến con. /
Nhìn chúng con từ / cõi Phật thanh tịnh /
Giúp con thuần luyện / pháp tu giải thoát, /
đưa con vào quả / hợp nhất cứu cánh / của vô học đạo./

(I.15.) Đại thành tựu giả / Thangtong Gyalpo, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi đại bi / không chút dụng công /
Giúp con đắc pháp / vô sinh cứu cánh /
và giúp chúng con / điều phục khí tâm.//

(I.16.) Từ phụ duy nhất, / Dampa Sangye, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / viên thành Phật hạnh /
Cho tim chúng con / tràn lực gia trì, /
cho điềm cát tường / tràn khắp mọi nơi. //

(I.17.) Từ mẫu duy nhất / Labkyi Dronma, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi bát nhã / ba la mật đa /
Cho con đoạn ngã, / cội của lòng kiêu, /
thâm chứng vô ngã / bất khả tư nghì. //

(I.18.) Đấng Nhất Thiết Trí / Dolpo Sangye, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / đủ mọi thắng tướng /
Giúp con nhiếp khí / về nơi trung đạo, /
và chứng đắc thân / bất hoại kim cang. //

(I.19.) Đức Taranatha / vô vàn tôn quí, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi tam ấn /
Giúp con bước qua / kim cang mật đạo / không vướng chướng ngại, /
để rồi chứng đắc / quả thân cầu vồng. //

(I.20.) Đức Jamyang Khyentse Wangpo, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi trí giác / biết đúng và khắp /
Phá tan bóng tối / mê muội vô minh, /
tăng nguồn ánh sáng / trí tuệ vô thượng. //

(I.21.) Đức Osel Tulpay Dorje, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / ngũ sắc cầu vồng /
Tịnh hết cấu nhiễm / nơi giọt, khí, tâm, /
đưa chúng con đến / với quả giác ngộ / của thân bình trẻ. /

(I.22.) Đức Pema Do Ngak Lingpa, / xin nghĩ đến con.  /
Nhìn về chúng con / từ cõi bất biến / lạc-không hợp nhất /
Cho con viên thành /
ý thật của khắp / Phật đà bồ tát. //

(I.23.) Đức Ngakwang Yonten Gyamtso, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / bản lai hợp nhất /
Cho chúng con thôi / chấp bám tướng hiện, /
thuần dưỡng khả năng / mang hết cảnh hiện / vào trong đường tu. //

(I.24.) Bồ tát Lodro Thaye, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ nơi cảnh giới / đại từ đại bi /
Cho con thấy ra / khắp cả chúng sinh / đều là mẹ hiền /
Có đủ khả năng / từ tận đáy lòng / gánh vác chúng sinh. //

(I.25.) Đức Pema Gargyi Wangchuk, / xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ cõi lạc-sáng /
Giải thoát năm độc / chuyển thành năm trí /
Cho tâm đối đãi / chấp bám được mất / hoàn toàn tận diệt. //

(I.26.) Đức Tenyi Yungdrung Lingpa, / xin nghĩ đến con./
Nhìn về chúng con / từ trong cảnh giới / luân hồi niết bàn / bình đẳng như một. /
Cho tâm hướng Thầy / chân thành nảy sinh, /
cho con đắc quả / giác ngộ bản nhiên / và quả giải thoát. //

(I.27.) Bổn sư từ hòa, xin nghĩ đến con. /
Nhìn về chúng con / từ chốn đại lạc / trên đỉnh đầu con /
Cho con nhìn thấy / gương mặt Pháp thân , / là tâm chứng tánh, /
Ngay trong đời này / đưa chúng con vào / quả đại giác ngộ. //

(II.1.) Than ôi!
Chúng sinh như chúng con đây, / phạm bao ác nghiệp, /
trôi lăn luân hồi / kể từ vô thủy /
cho đến bây giờ / vẫn khổ triền miên, /
vậy mà chưa từng / ăn năn sám hối. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con phát tâm chán khổ. //

(II.2.) Thân người quí giá / nay đã đạt rồi, / sao lại lãng phí! /
Siêng việc tào tạp, / rỗng không vô nghĩa, /
Còn quả giải thoát / thì lại biếng lười. /
Thật giống như người / lên đảo châu ngọc / trở về tay không. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con sống cho xứng đáng. //

(II.3.) Thế gian này đây / có ai không chết, /
đang biết bao người / nối gót nhau đi. /
Chính chúng con đây, / sớm ngày cũng chết, /
sao còn ngu xuẩn / tính việc sống đời. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con dứt lòng toan tính. //

(II.4.) Thân nhân bằng hữu, / rồi sẽ lìa xa, /
tài sản chắt chiu / cho người khác hưởng, /
thân dù chăm chút, / cũng bỏ phía sau, /
tâm phải thang lang / trong cảnh trung hữu /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con thấy đời vô nghĩa. //

(II.5.) Trước mặt tối đen / bóng đêm kinh hãi / chực nuốt con vào /
Sau lưng đỏ ngòm / ngọn gió nghiệp chướng / rượt cuốn con đi /
Ngục tốt Diêm vương / dị hình dị dạng / nào đâm nào chém. /
Rồi con phải chịu / cảnh khổ cùng tận / ác đạo luân hồi. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con thoát vực ác đạo. //

(II.6.) Chúng con chôn dấu / ở trong tâm mình / núi cao ác nghiệp /
Vậy mà lỗi người / nhỏ như hạt mè / vẫn lớn tiếng chê. /
Mảy may thiện đức / con đều không có, / chỉ giỏi khoe khoang. /
Mang tiếng là tu, / nhưng chỉ tu toàn / điều trái chánh pháp. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, / đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con lìa tâm ngã mạn cùng tâm ngã ái. //

(II.7.) Dấu ở bên trong / quỉ dữ ngã chấp / chỉ để đọa rơi. /
Niệm nào cũng khiến / cho phiền não tăng. /
Việc nào cũng gieo / toàn quả bất thiện. /
Tâm chưa từng biết / hướng về giải thoát. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con đoạn tâm ngã chấp. //

(II.8.) Được chút tiếng khen / là lòng rộn vui; /
nghe chút lời chê, / lòng tê tái buồn. /
Chạm lời thô ác, / áo giáp kham nhẫn / đã vội vất đi. /
Thấy kẻ khốn cùng, / lòng không thương xót. /
Gặp dịp bố thí, / bó chặt lòng tham. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con trú ở chánh pháp. //

(II.9.) Thấy cảnh luân hồi / con lại tưởng vui./
Tri kiến vô thượng / con vì áo cơm / mà từ bỏ hết. /
Việc gì cũng có, / con vẫn muốn thêm. /
Mê lầm chạy theo / cảnh huyễn không thật. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con dứt tâm mê đắm nơi chuyện đời này. //

(II.10.) Chút khổ thân tâm / đều không kham nổi, /
cớ sao ác đạo / lại không ngần ngại / mù quáng xông vào? /
Dù biết nhân quả / nhất định không sai, /
vẫn không làm thiện, / lại tăng điều ác. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con thâm tín nhân quả. //

(II.11.) Con ghét kẻ thù, / luyến tham bằng hữu, /
lạc trong bóng tối / mê muội vô minh, / không biết điều gì / cần theo cần bỏ. /
Ngồi tu thì tâm / mê mờ trì trệ, / dứt tu tâm lại / sáng suốt thông minh. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con hàng phục kẻ thù nhiễm tâm phiền não. //

(II.12.) Nhìn tướng bên ngoài / thấy giống người tu, /
sao tâm bên trong / không thuận chánh pháp /
Dấu diếm phiền não / như nuôi rắn độc, /
khi gặp nghịch cảnh / phơi bày tánh xấu / của người vụng tu. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con hàng phục tâm này. //

(II.13.) Chúng con không biết / tự xét lỗi mình. /
Khoác áo hành giả, / nhưng lại đeo đuổi / toàn những mục tiêu / không thuận chánh pháp. /
Tâm đã quen trong / phiền não bất thiện. /
Thiện tâm thoạt hiện / là đoạn lìa ngay. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con biết thấy lỗi mình. //

(II.14.) Theo từng ngày qua / thêm gần cõi chết. /
Theo từng ngày đến / tâm càng khô khan. /
Phụng sự đạo sư / mà tâm-hướng-Thầy / ngày thêm mờ nhạt./
Tấm lòng yêu quí / dành cho đồng đạo, / càng lúc càng tan. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, / đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con luyện tâm khó luyện. //

(II.15.) Chúng con qui y, / phát tâm bồ đề, / thỉnh cầu rộng rãi, /
nhưng tâm đại bi / và tâm hướng Thầy / vẫn chưa phát khởi. /
Phật sự, công phu, / chỉ giỏi đầu môi. /
Thành tựu đủ điều, / sao chẳng có gì / khiến tâm rung động. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con,
giữ gìn sao cho mọi việc con làm đều thuận chánh pháp. //

(II.16.) Chúng con vẫn biết / khổ đau đến từ / thủ lợi riêng mình; /
giác ngộ bồ đề / có được là nhờ / tâm muốn lợi người./
Nay đã phát tâm, / nhưng vẫn kín đáo / nuông chiều ái ngã. /
Đã không lợi tha, / lại còn vô tình / nhiễu hại chúng sinh. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con có đủ khả năng hoán chuyển ngã tha. //

(II.17.) Thầy chính là Phật / nhưng con lại thấy / Thầy là kẻ phàm. /
Quên ơn đạo sư / từ bi cho pháp. /
Muốn mà không được / là lòng không vui. /
Nhìn việc Thầy làm / xuyên qua bức màn / hoài nghi ác kiến. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con tăng lòng kính ngưỡng. //

(II.18.) Tâm con là Phật / mà con không biết. /
Niệm là pháp thân, / con cũng chẳng hay. /
Chân tánh tự nhiên / lại không giữ được. /
Thật tánh của tâm / luôn tự an trú, / cũng chẳng hề tin. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con giải thoát tâm mình vào trong trú xứ. //

(II.19.) Cái chết là điều / chắc chắn sẽ đến / lại không thể nhớ. /
Chánh pháp là điều / chắc chắn lợi ích / lại không thể tu. /
Nghiệp và nhân quả, / chắc chắn không sai, / lại không thể chọn / điều cần lấy, bỏ. / Chánh niệm tỉnh giác / chắc chắn cần thiết / lại không thể giữ, / để tâm tán loạn. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, / đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con trú trong chánh niệm, thoát mọi tán tâm. //

(II.20.) Vì ác nghiệp cũ / nên nay con phải / sinh thời mạt pháp./
Nghiệp cũ chỉ toàn / gieo nhân khổ đau. /
Bạn xấu rợp đầy / bóng tối bất thiện. /
Được chút thiện hạnh, / là thói ngồi lê / làm cho hư hết./
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con ấp ủ chánh pháp nơi tận đáy tim. //

(II.21.) Lúc đầu tâm con / toàn là chánh pháp, /
sao rồi rốt lại / chỉ gieo toàn nhân / sinh tử, ác đạo. /
Hoa mầu giải thoát / bị băng ác hạnh / phá hủy cả đi. /
Thành loài cặn bã, / đánh mất tất cả / mục tiêu cứu cánh. /
Thầy ơi, xin Thầy nhớ nghĩ đến con, /
đưa mắt từ bi nhìn khắp chúng con. /
Giữ gìn cho con viên thành chánh pháp. //

(II.22.) Giữ gìn cho con sám hối thành tâm. /
Giữ gìn cho con dứt lòng toan tính. /
Giữ gìn cho con nhớ chết trong tim. /
Giữ gìn cho con thâm tín nhân quả /

(II.23.) Giữ cho đường tu thoát mọi ác chướng. /
Cho con tinh tấn tu tập hành trì. //
Giữ cho nghịch cảnh chuyển thành đường tu. /
Cho pháp đối trị đều luôn hữu hiệu /
Cho tâm hướng Thầy chân thành nảy sinh. /
Cho con chứng được diện mục chân tánh. //
Đánh thức bản giác ngay giữa trái tim. /
Đoạn lìa tất cả mọi tướng hư vọng /
Con thành chánh quả ngay kiếp hiện tiền.//

(II.24.) Con khẩn xin Thầy, đạo sư trân quí, vô vàn từ hòa, ngự cõi chánh pháp, /
con hướng về Thầy thiết tha khẩn nguyện. /
Chúng con là kẻ khốn khổ bất hạnh, được Thầy là nguồn hy vọng duy nhất /
Xin Thầy gia trì / tâm Thầy, tâm con / hòa vào trong nhau./.


Trước đây có một vài tăng sĩ đã nhờ tôi viết ra bài tụng như thế này, thế nhưng thời gian như bóng câu. Gần đây có vị nữ thí chủ Samdrub Dronma, là hành giả thuộc gia đình quí tộc, và Deva Rakshita đã thiết tha thỉnh cầu, do đó mà tôi, Lodro Thaye, kẻ sống thời mạt pháp, chỉ là hình bóng mờ nhạt của bậc đạo sư, đã soạn tác bài tụng này ở chốn già lam tên gọi Dzongsho Deshek Dupa. Nguyện thiện đức tăng trưởng.


Mọi sai sót là của người dịch
mọi công đức xin hồi hướng vô thượng bồ đề



༄༅།།བླ་མ་རྒྱང་འབོད་ཀྱི་གསོལ་འདེབས་མོས་གུས་སྙིང་གི་གཟེར་འདེབས་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ།།
ན་མོ་གུ་རུ་བེ། བླ་མ་རྒྱང་འབོད་ཀུན་ལ་གྲགས་ཆེའང་། བྱིན་བརླབས་བསྐུལ་བའི་གནད་སྐྱོ་ཤས་དང་ངེས་འབྱུང་གིས་བསྐུལ་བའི་མོས་གུས་ཁ་ཙམ་ཚིག་ཙམ་མ་ཡིན་པར་སྙིང་གི་དཀྱིལ། རུས་པའི་གཏིང་ནས་བསྐྱེད། བླ་མ་ལས་ལྷག་པའི་སངས་རྒྱས་གཞན་ན་མེད་པར་ཐག་ཆོད་པའི་ངེས་ཤེས་དང་ལྡན་པས་དབྱངས་རྟ་སྙན་པོས།།

བླ་མ་མཁྱེན་ནོ། དྲིན་ཅན་རྩ་བའི་བླ་མ་མཁྱེན་ནོ།།
དུས་གསུམ་སངས་རྒྱས་ཀྱི་ངོ་བོ།།
ལུང་རྟོག་དམ་ཆོས་ཀྱི་འབྱུང་གནས།།
འཕགས་ཚོགས་དགེ་འདུན་གྱི་མངའ་བདག།
རྩ་བའི་བླ་མ་ཁྱེད་མཁྱེན་ནོ།`

བྱིན་རླབས་ཐུགས་རྗེ་ཡི་གཏེར་ཆེན།།
དངོས་གྲུབ་རྣམ་གཉིས་ཀྱི་འབྱུང་གནས།།
ཕྲིན་ལས་ཅི་འདོད་ཀུན་སྩོལ་མཛད།།
རྩ་བའི་བླ་མ་ཁྱེད་མཁྱེན་ནོ།།

བླ་མ་འོད་དཔག་མེད་པ་མཁྱེན་ནོ།།
སྤྲོས་བྲལ་ཆོས་སྐུའི་ཀློང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
བདག་སོགས་ལས་ངན་འཁོར་བར་འཁྱམས་རྣམས།།
བདེ་ཆེན་དག་པའི་ཞིང་དུ་དྲོངས་མཛོད།།

བླ་མ་སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་མཁྱེན་ནོ།།
འོད་གསལ་ལོངས་སྐུའི་ཀློང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
རིགས་དྲུག་སྡུག་བསྔལ་རྩད་ནས་ཞི་ཞིང་།།
ཁམས་གསུམ་འཁོར་བ་དོང་ནས་སྤྲུགས་མཛོད།།

བླ་མ་པདྨ་འབྱུང་གནས་མཁྱེན་ནོ།།
རྔ་ཡབ་པདྨ་འོད་ནས་གཟིགས་ཤིག།
སྙིགས་དུས་སྐྱབས་མེད་བོད་འབངས་ཉམ་ཐག
།ཐུགས་རྗེས་མྱུར་བ་ཉིད་དུ་སྐྱོབས་མཛོད།

བླ་མ་ཡེ་ཤེས་མཚོ་རྒྱལ་མཁྱེན་ནོ།།
མཁའ་སྤྱོད་བདེ་ཆེན་གྲོང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
སྡིག་ལྡན་བདག་སོགས་སྲིད་པའི་མཚོ་ལས།།
ཐར་པའི་གྲོང་ཁྱེར་ཆེན་པོ་གྲོལ་མཛོད།།

བཀའ་གཏེར་བརྒྱུད་པའི་བླ་མ་མཁྱེན་ནོ།།
ཟུང་འཇུག་ཡེ་ཤེས་ཀློང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
བདག་རྒྱུད་འཁྲུལ་པའི་མུན་ཁང་བརྟོལ་ནས།།
རྟོག་པའི་ཉི་མ་ཤར་བར་མཛོད་ཅིག།

ཀུན་མཁྱེན་དྲི་མེད་འོད་ཟེར་མཁྱེན་ནོ།།
ལྷུན་འགྲུབ་འོད་ལྔའི་ཀློང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
ཀ་དག་དགོངས་པའི་རྩལ་ཆེན་རྫོགས་ནས།།
སྣང་བཞི་མཐའ་རུ་ཕྱིན་པར་མཛོད་ཅིག།

།མཉམ་མེད་ཇོ་བོ་ཡབ་སྲས་མཁྱེན་ནོ།།
དགའ་ལྡན་ལྷ་བརྒྱའི་དབུས་ནས་གཟིགས་ཤིག།
སྟོང་ཉིད་སྙིང་རྗེའི་སྙིང་པོ་ཅན་གྱི།།
བྱང་སེམས་རྒྱུད་ལ་སྐྱེ་བར་མཛོད་ཅིག།

གྲུབ་མཆོག་མར་མི་དྭག་གསུམ་མཁྱེན་ནོ།།
བདེ་ཆེན་རྡོ་རྗེའི་དབྱིངས་ནས་གཟིགས་ཤིག
།བདེ་སྟོང་ཕྱག་ཆེན་མཆོག་དངོས་གྲུབ་ཅིང་།།
ཆོས་སྐུ་སྙིང་དབུས་སད་པར་མཛོད་ཅིག།

།འཇིག་རྟེན་དབང་ཕྱུག་ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ།།
མཁའ་ཁྱབ་འགྲོ་འདུལ་དབྱིངས་ནས་གཟིགས་ཤིག།
ཆོས་ཀུན་བདེན་མེད་སྒྱུ་མར་རྟོགས་ནས།།
སྣང་སེམས་སྐུ་གསུམ་འཆར་བར་མཛོད་ཅིག།

བཀའ་བརྒྱུད་ཆེ་བཞི་ཆུང་བརྒྱད་མཁྱེན་ནོ།།
རང་སྣང་དག་པའི་ཞིང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
གནས་སྐབས་བཞི་ཡི་འཁྲུལ་པ་སང་ནས།།
ཉམས་རྟོགས་མཐའ་རུ་ཕྱིན་པར་མཛོད་ཅིག།

།རྗེ་བཙུན་གོང་མ་རྣམ་ལྔ་མཁྱེན་ནོ།།
འཁོར་འདས་དབྱེར་མེད་ཀློང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
རྣམ་དག་ལྟ་སྒོམ་སྤྱོད་གསུམ་འབྲེལ་ནས།།
གསང་བའི་ལམ་མཆོག་བགྲོད་པར་མཛོད་ཅིག།

མཉམ་མེད་ཤང་པ་བཀའ་བརྒྱུད་མཁྱེན་ནོ།།
རྣམ་དག་སངས་རྒྱས་ཞིང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
ཐབས་གྲོལ་ཉམས་ལེན་ཚུལ་བཞིན་འབྱོངས་ནས།།
མི་སློབ་ཟུང་འཇུག་བརྙེས་པར་མཛོད་ཅིག།

གྲུབ་ཆེན་ཐང་སྟོང་རྒྱལ་པོ་མཁྱེན་ནོ།།
རྩོལ་མེད་ཐུགས་རྗེས་ཀློང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
བདེན་མེད་རྟོགས་པའི་བརྟུལ་ཞུགས་གྲུབ་ནས།།
རླུང་སེམས་རང་དབང་འདུ་བར་མཛོད་ཅིག།

ཕ་གཅིག་དམ་པ་སངས་རྒྱས་མཁྱེན་ནོ།།
ལས་རབ་གྲུབ་པའི་དབྱིངས་ནས་གཟིགས་ཤིག།
བརྒྱུད་པའི་བྱིན་རླབས་སྙིང་ལ་ཞུགས་ནས།།
རྟེན་འབྲེལ་ཕྱོགས་མེད་འཆར་བར་མཛོད་ཅིག།

།མ་ཅིག་ལབ་ཀྱི་སྒྲོན་མ་མཁྱེན་ནོ།།
ཤེས་རབ་ཕར་ཕྱིན་ཀློང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
བདག་འཛིན་སྙེམས་བྱེད་རྩད་ནས་ཆོད་ཅིང་།།
བདག་མེད་སྤྲོས་བྲལ་བདེན་མཐོང་མཛོད་ཅིག།

ཀུན་མཁྱེན་དོལ་པོ་སངས་རྒྱས་མཁྱེན་ནོ།།
རྣམ་ཀུན་མཆོག་ལྡན་དབྱིངས་ནས་གཟིགས་ཤིག།
འཕོ་བའི་དབུགས་རྣམས་དབུ་མར་འགགས་ནས།།
འཕོ་བྲལ་རྡོ་རྗེའི་སྐུ་ཐོབ་མཛོད་ཅིག།

།རྗེ་བཙུན་ཏཱ་ར་ན་ཐ་མཁྱེན་ནོ།།
རྣམ་གསུམ་ཕོ་ཉའི་དབྱིངས་ནས་གཟིགས་ཤིག།
རྡོ་རྗེའི་གསང་ལམ་གེགས་མེད་བགྲོད་ནས།།
འཇའ་ལུས་མཁའ་སྤྱོད་འགྲུབ་པར་མཛོད་ཅིག།

འཇམ་དབྱངས་མཁྱེན་རྩེ་དབང་པོ་མཁྱེན་ནོ།།
མཁྱེན་གཉིས་ཡེ་ཤེས་དབྱིངས་ནས་གཟིགས་ཤིག།
མི་ཤེས་བློ་ཡི་མུན་པ་སངས་ནས།།
མཁྱེན་རབ་སྣང་བ་རྒྱས་པར་མཛོད་ཅིག།

།འོད་གསལ་སྤྲུལ་པའི་རྡོ་རྗེ་མཁྱེན་ནོ།།
འཇའ་ཟེར་འོད་ལྔའི་ཀློང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
ཐིག་རླུང་སེམས་ཀྱི་དྲི་མ་དག་ནས།།
གཞོན་ནུ་བུམ་སྐུར་བྱང་ཆུབ་མཛོད་ཅིག།

པདྨ་མདོ་སྔགས་གླིང་པ་མཁྱེན་ནོ།།
བདེ་སྟོང་འགྱུར་མེད་ཀློང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
རྒྱལ་དང་རྒྱལ་སྲས་དགོང་པ་མཐའ་དག
།བདག་གི་ཡོངས་སུ་སྐོང་ནུས་མཛོད་ཅིག།

།ངག་དབང་ཡོན་ཏན་རྒྱ་མཚོ་མཁྱེན་ནོ།།
དབྱིངས་ཡེ་ཟུང་འཇུག་ཀློང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
སྣང་བའི་བདེན་འཛིན་ཧྲུལ་གྱིས་ཞིག་ནས།།
གང་བྱུང་ལམ་དུ་འཁྱེར་ནུས་མཛོད་ཅིག།

རྒྱལ་སྲས་བློ་གྲོས་མཐའ་ཡས་མཁྱེན་ནོ།
བྱམས་དང་སྙིང་རྗེའི་ངང་ནས་གཟིགས་ཤིག།
འགྲོ་ཀུན་དྲིན་ཅན་ཕ་མར་ཤེས་ནས།།
གཞན་ཕན་སྙིང་ནས་སྒྲུབ་ནུས་མཛོད་ཅིག།

།པདྨ་གར་གྱི་དབང་ཕྱུག་མཁྱེན་ནོ།།
བདེ་ཆེན་འོད་གསལ་དབྱིངས་ནས་གཟིགས་ཤིག།
དུག་ལྔ་ཡེ་ཤེས་ལྔ་རུ་གྲོལ་ནས།།
སྤང་ཐོབ་གཉིས་འཛིན་ཞིག་པར་མཛོད་ཅིག།

བསྟན་གཉིས་གཡུང་དྲུང་གླིང་པ་མཁྱེན་ནོ།།
སྲིད་ཞི་མཉམ་ཉིད་དབྱིངས་ནས་གཟིགས་ཤིག།
མོས་གུས་རྣལ་མ་རྒྱུད་ལ་སྐྱེས་ནས།།
རྟོགས་གྲོལ་དུས་མཉམ་ཆེན་པོར་མཛོད་ཅིག།

།དྲིན་ཅན་རྩ་བའི་བླ་མ་མཁྱེན་ནོ།།
སྤྱི་གཙུག་བདེ་ཆེན་གནས་ནས་གཟིགས་ཤིག།
རང་རིག་ཆོས་སྐུའི་རང་ཞལ་མཇལ་ནས།།
ཚེ་ཅིག་སངས་རྒྱས་འགྲུབ་ནུས་མཛོད་ཅིག།

༈  ཀྱེ་མ།།
བདག་འདྲའི་སེམས་ཅན་ལས་ངན་སྡིག་ཏོ་ཅན།།
ཐོག་མེད་དུས་ནས་འཁོར་བར་ཡུན་རིང་འཁྱམས།།
ད་དུང་སྡུག་བསྔལ་མཐའ་མེད་མྱོང་འགྱུར་བས།།
སྐྱོ་ཤས་སྐད་ཅིག་ཙམ་ཡང་མ་སྐྱེས་པས།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ངེས་འབྱུང་གཏིང་ནས་སྐྱེ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

།དལ་འབྱོར་ཐོབ་ཀྱང་མི་ཚེ་སྟོང་ཟད་མཁན།།
དོན་མེད་ཚེ་འདིར་བྱ་བས་རྟག་ཏུ་གཡེང་།།
དོན་ཆེན་ཐར་པ་སྒྲུབ་ལ་ལེ་ལོས་ཁྱེར།།
ནོར་བུའི་གླིང་ནས་ལག་སྟོང་ལོག་གྱུར་པས།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
མི་ལུས་དོན་ལྡན་འགྲུབ་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

མ་ཤི་ས་སྟེང་ལུས་པ་གཅིག་ཀྱང་མེད།།
ད་ལྟ་གཅིག་རྗེའི་གཉིས་མཐུད་ཕ་རོལ་འགྲོ།།
རང་ཡང་མྱུར་བ་ཉིད་དུ་འཆི་དགོས་ཀྱང་།།
ཡུན་རིང་སྡོད་གྲབས་བྱེད་པའི་སྙིང་རུལ་པོ།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ལོང་མེད་བློ་སྣ་ཐུང་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

སྙིང་དུ་སྡུག་པའི་མཛའ་བཤེས་སོ་སོར་བྲལ།།
སེར་སྣས་བསག་པའི་ནོར་རྫས་གཞན་གྱིས་སྤྱོད།།
གཅེས་པའི་ལུས་ཀྱང་ཤུལ་དུ་བོར་ནས་སུ།།
རྣམ་ཤེས་བར་དོ་གཏོལ་མེད་འཁོར་བར་འཁྱམས།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ཅིས་ཀྱང་དགོས་མེད་རྟོགས་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

འཇིག་པའི་མུན་པ་ནག་པོས་སྔོན་ནས་བསུ།།
ལས་ཀྱི་རླུང་དམར་དྲག་པོས་རྒྱབ་ནས་དེད།།
མི་སྡུག་གཤེན་རྗེའི་ཕོ་ཉས་བརྡེག་ཅིང་བཙོག།
བཟོད་དཀའ་ངན་འགྲོའི་སྡུག་བསྔལ་མྱོང་དགོས་ན།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ངན་སོང་གཡང་ལས་ཐར་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

རང་སྐྱོན་རི་བོ་ཙམ་ཡང་ཁོང་དུ་སྦས།།
གཞན་སྐྱོན་ཏིལ་འབྲུ་ཙམ་ཡང་སྒྲོག་ཅིང་སྨོད།།
ཡོན་ཏན་ཅུང་ཟད་མེད་ཀྱང་བཟང་པོར་རློམ།།
ཆོས་པའི་མིང་བཏགས་ཆོས་མིན་ཁོ་ནར་སྤྱོད།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
རང་འདོད་ང་རྒྱལ་ཞི་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

གཏན་ཕུང་བདག་འཛིན་འགོང་པོ་ཁོང་དུ་བཅུག
།བསམ་ཚད་ཐམས་ཅད་ཉོན་མོངས་འཕེལ་བའི་རྒྱུ།།
བྱས་ཚད་ཐམས་ཅད་མི་དགེའི་འབྲས་བུ་ཅན།
ཐར་པའི་ལམ་དུ་ཕྱོགས་ཙམ་མ་ཕྱིན་པས།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ངར་འཛིན་རྩད་ནས་ཆོད་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

བསྟོད་སྨད་ཙམ་ལ་དགའ་དང་མི་དགའ་སྐྱེ།།
ཚིག་ངན་ཙམ་ལ་བཟོད་པའི་གོ་ཆ་ཤོར།།
ཉམ་ཐག་མཐོང་ཡང་སྙིང་རྗེའི་སེམས་མི་སྐྱེ།།
སྦྱིན་ཡུལ་བྱུང་དུས་སེར་སྣའི་མདུད་པས་བཅིང་།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
སེམས་རྒྱུད་ཆོས་དང་འདྲེས་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

འཁོར་བ་སྙིང་པོ་མེད་ལ་སྙིང་པོ་བཟུང་།།
ལྟོ་གོས་ཕྱིར་དུ་གཏན་འདུན་ལིང་གིས་བོར།།
མཁོ་རྒུ་ཚང་ཡང་དགོས་དགོས་ཕྱིར་ཕྱིར་མང་།།
མི་བདེན་སྒྱུ་མའི་ཆོས་ཀྱིས་རང་སེམས་བསླུས།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ཚེ་འདི་བློ་ཡིས་ཐོང་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

ལུས་སེམས་སྡུག་བསྔལ་ཕྲ་མོའང་མི་བཟོད་ཀྱང་།།
ངན་འགྲོར་འགྲོ་ལ་མི་འཚེར་སྙིང་རྡོས་ཅན།།
རྒྱུ་འབྲས་བསླུ་མེད་མངོན་སུམ་མཐོང་བཞིན་དུ།།
དགེ་བ་མི་འགྲུབ་སྡིག་པའི་ཡོ་ལང་འཕེལ།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ལས་ལ་ཡིད་ཆེས་སྐྱེ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

དགྲ་ལ་སྡང་སེམས་གཉེན་ལ་ཆགས་སེམས་སྐྱེ།།
བླང་དོར་གནས་ལ་གཏི་མུག་མུན་ལྟར་འཐོམ།།
ཆོས་བཞིན་སྤྱོད་ཚེ་བྱིང་རྨུགས་གཉིད་དབང་ཤོར།།
ཆོས་མིན་སྤྱོད་ཚེ་དབང་པོ་གསལ་ཅིང་གྲུང་།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ཉོན་མོངས་དགྲ་བོ་ཆོམ་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

ཕྱི་ནས་བལྟས་ན་ཡང་དག་ཆོས་པའི་གཟུགས།།
ནང་དུ་རང་སེམས་ཆོས་དང་མ་འདྲེས་པས།།
སྦྲུལ་གདུག་བཞིན་དུ་ཉོན་མོངས་ཁོང་ན་སྦས།།
རྐྱེན་དང་འཕྲད་ཚེ་ཆོས་པའི་མཚང་རྟགས་སྟོན།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
རང་རྒྱུད་རང་གི་ཐུལ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

རང་སྐྱོན་ངན་པ་རང་གིས་མ་རྟོགས་པས།།
ཆོས་པའི་གཟུགས་བཟུང་ཆོས་མིན་སྣ་ཚོགས་སྤྱོད།།
ཉོན་མོངས་མི་དགེའི་ལས་ལ་ཤུགས་ཀྱིས་གོམས།།
དགེ་བློ་ཡང་ཡང་སྐྱེས་ཀྱང་ཡང་ཡང་ཆད།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
རང་སྐྱོན་རང་གིས་མཐོང་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།

།ཞག་རེ་སོང་བཞིན་འཆི་ལ་ཕར་ཕར་ཉེ།།
ཉིན་རེ་ལོན་བཞིན་རང་རྒྱུད་ཕྱིར་ཕྱིར་གྱོང་།།
བླ་མ་བསྟེན་བཞིན་མོས་གུས་རིམ་གྱིས་འགྲིབ།།
མཆེད་ལ་བརྩེ་གདུང་དག་སྣང་ཇེ་ཆུང་སོང་།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
རྨུ་རྒོད་རང་རྒྱུད་ཐུལ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

སྐྱབས་འགྲོ་སེམས་བསྐྱེད་གསོལ་འདེབས་བྱས་ན་ཡང་།།
མོས་གུས་སྙིང་རྗེ་གཏིང་ནས་མ་སྐྱེས་པས།།
ཚིག་ཙམ་དབང་གྱུར་ཆོས་སྤྱོད་དགེ་སྦྱོར་རྣམས།།
བྱས་ལོ་ཙམ་ལས་རྒྱུད་ཐོག་མ་ཁེལ་བས།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ཅི་བྱས་ཆོས་སུ་འགྲོ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

བདག་བདེ་འདོད་ལས་སྡུག་བསྔལ་ཐམས་ཅད་འབྱུང་། །
གཞན་ཕན་སེམས་ཀྱིས་སངས་རྒྱས་འགྲུབ་གསུངས་ཀྱང་། །
སེམས་མཆོག་བསྐྱེད་ཅིང་རང་འདོད་ཕུག་ཏུ་བཅུག །
གཞན་ཕན་ལྟ་ཅི་གཞན་གནོད་ཞོར་ལ་སྒྲུབ། །
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས། །
བདག་གཞན་བརྗེ་བར་ནུས་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

སངས་རྒྱས་དངོས་སྣང་བླ་མ་མི་རུ་བཟུང་།།
གདམས་ཟབ་སྟོན་པའི་བཀའ་དྲིན་ངང་གིས་བརྗེད།།
རང་འདོད་མ་བྱུང་ཚེ་ན་ཡི་ཆད་བསྒོམས།།
མཛད་སྤྱོད་རྣམས་ལ་ཐེ་ཚོམ་ལོག་ལྟས་སྒྲིབ།།
།བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
མོས་གུས་འགྲིབ་མེད་འཕེལ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

རང་སེམས་སངས་རྒྱས་ཡིན་ཀྱང་ངོ་མ་ཤེས།།
རྣམ་རྟོག་ཆོས་སྐུ་ཡིན་ཀྱང་དོན་མ་རྟོགས།།
མ་བཅོས་གཉུག་མ་ཡིན་ཀྱང་སྐྱོང་མ་ནུས།།
རང་བབས་གནས་ལུགས་ཡིན་ཀྱང་ཡིད་མ་ཆེས།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
རང་རིག་རང་སར་གྲོལ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

ཡོང་ངེས་འཆི་བ་སྙིང་ནས་དྲན་མ་ཐུབ།།
ཕན་ངེས་དམ་ཆོས་ཚུལ་བཞིན་སྒྲུབ་མ་ནུས།།
བདེན་ངེས་ལས་འབྲས་བླང་དོར་ཚུལ་བཞིན་མེད།།
དགོས་ངེས་དྲན་ཤེས་མ་བསྟེན་གཡེང་བས་ཁྱེར།།
།བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ཡེངས་མེད་དྲན་པས་ཟིན་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

སྔོན་ལས་ངན་པས་སྙིགས་མི་དུས་མཐར་སྐྱེས།།
སྔར་བྱས་ཐམས་ཅད་སྡུག་བསྔལ་རྒྱུ་རུ་སོང་།།
གྲོགས་ངན་རྣམས་ཀྱིས་སྡིག་པའི་གྲིབ་མས་གཡོགས།།
དོན་མེད་གླིང་མོས་དགེ་སྦྱོར་གཡེང་བས་ཁྱེར།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
ཆོས་ལ་སྙིང་རུས་ནུས་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

དང་པོ་བསམ་རྒྱུ་ཆོས་ལས་མེད་པ་ལ།།
ཐ་མ་གྲུབ་འབྲས་འཁོར་བ་ངན་སོང་རྒྱུ།།
ཐར་པའི་ལོ་ཏོག་མི་དགེའི་སད་ཀྱིས་བཅོམ།།
གཏན་འདུན་ཉེས་པའི་རྨུ་རྒོད་བདག་འདྲ་རྣམས།།
བླ་མ་མཁྱེན་ནོ་ཐུགས་རྗེས་མྱུར་དུ་གཟིགས།།
དམ་ཆོས་མཐའ་རུ་ཕྱིན་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

སྐྱོ་ཤས་གཏིང་ནས་སྐྱེ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།
ལོང་མེད་བློ་སྣ་ཐུང་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།
འཆི་བ་སྙིང་ནས་དྲན་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།
ལས་ལ་ཡིད་ཆེས་སྐྱེ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།
ལམ་ལ་བར་ཆད་མེད་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།
སྒྲུབ་ལ་རྩོན་འགྲུས་ནུས་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

རྐྱེན་ངན་ལམ་དུ་ལོང་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།
གཉེན་པོ་རང་ཚུགས་ཐུབ་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།
བཅོས་མིན་མོས་གུས་སྐྱེ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།
གནས་ལུག་རང་ཞལ་འཇལ་བར་བྱིན་གྱིས་རློབས།

རང་རིག་སྙིང་དབུས་སད་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།
འཁྲུལ་སྣང་གཞི་རྩ་ཆོད་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།
ཚེ་ཅིག་སངས་རྒྱས་འགྲུབ་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།

།གསོལ་བ་འདེབས་སོ་བླ་མ་རིན་པོ་ཆེ།།
གདུང་བས་འབོད་དོ་དྲིན་ཅན་ཆོས་ཀྱི་རྗེ།།
སྐལ་མེད་བདག་ལ་རེ་ས་ཁྱེད་ལས་མེད།།
ཐུགས་ཡིད་དབྱེར་མེད་འདྲེས་པར་བྱིན་གྱིས་རློབས།།

ཚུལ་འདིར་མོས་ལྡན་དགེ་སྦྱོང་འགའ་ཞིག་གིས་སྔར་སོར་ནས་བསྐུལ་ཡང་རིམ་ལུས་སུ་གྱུར་པ་ཉེ་ཆར་རིགས་ལྡན་ཆོས་མཛད་མ་བསམ་འགྲུབ་སྒྲོན་མ་དངདེ་བ་རཀྵི་ཏ་ཟུང་གིས་བསྐུལ་ངོར་སྙིགས་དུས་བླ་མའི་གཟུགས་བརྙན་འཛིན་པ་བློ་གྲོས་མཐའ་ཡས་ཀྱིས་རྫོང་ཤོད་བདེ་གཤེགས་འདུས་པའི་སྒྲུབས་གནས་ཆེན་པོར་བགྱི་པ་དགེ་ལེགས་འཕེལ།།  །།